Vào năm 2018, quỹ Bitcoin ETF đã trở thành tâm điểm tại thị trường tiền điện tử, nhiều thông tin cho rằng CBOE đã nộp đơn xin mở Bitcoin ETF lên SEC. Quỹ Bitcoin ETF là gì? Bitcoin ETF hoạt động ra sao? Cơ hội và rủi ro của quỹ là gì, vì sao SEC chưa phê duyệt? Cùng ICOViet tìm hiểu câu trả lời trong bài viết ngay sau đây.
ETF viết tắt của Exchange Traded Fund hay còn được gọi là Quỹ giao dịch hoán đổi, quỹ đầu tư trên các sàn giao dịch chứng khoán, tương tự như giao dịch cổ phiếu. Bạn có thể hình dung ETF như một giỏ chứa nhiều loại tài sản như cổ phiếu, hàng hóa,… Các tài sản trong giỏ này sẽ được kiểm soát bởi một tổ chức hay người quản lý quỹ và giao dịch với giá trị tài sản ròng xấp xỉ.
Để cụ thể hơn, chúng ta hãy tìm hiểu một ví dụ: Trong trường hợp bạn có một số tiền và đem đầu tư vào cổ phiếu, bạn cho rằng ngành dầu mỏ đang mang lại lợi nhuận cao nhất. Thay vì bạn đầu tư tất cả số tiền đó vào công ty dầu khí A, bạn sẽ đầu tư số tiền đó đổ vào một quỹ ETF có chứa cổ phiếu của các công ty dầu khí A, B, C… Và bạn chỉ cần tiếp tục quan sát quá trình hoạt động của các công ty này thông qua quỹ ETF.
Bitcoin ETF là gì? Bitcoin ETF là một giỏ đầu tư mô phỏng tất cả chỉ số Bitcoin của các công ty cấu thành của nó. Bitcoin ETF sẽ quan sát giá trị của Bitcoin và được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán. Khi đầu tư vào quỹ Bitcoin ETF, bạn phải phân tích giá trị của Bitcoin mà không cần sở hữu ví Bitcoin để bảo vệ tài sản. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của bitcoin ETF. Nhà đầu tư sẽ không được sở hữu trực tiếp Bitcoin, tương tự như các quỹ Gold ETF (GLD).Quỹ Bitcoin ETF hoạt động như chứng khoán phái sinh. Hình thức này sẽ giúp các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm dễ dàng tham gia vào thị trường Bitcoin. Quỹ Bitcoin ETF, hỗ trợ các nhà đầu tư cá mập đầu tư vào nhiều loại tiền điện tử cùng một lúc, hoặc đầu tư vào cổ phiếu và đầu tư vào Bitcoin trong một danh mục đầu tư duy nhất.
Vào năm 2013, anh em nhà Winklevoss đã nộp đơn xét duyệt quỹ Bitcoin ETF. Tuy nhiên, SEC – Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ đã không thông qua bởi còn quá nhiều rủi ro. 4 năm sau đó, vào ngày 11 tháng 3 năm 2017, Bitcoin ETF lại tiếp tục đề đơn xin được xét duyệt. Nếu SEC phê duyệt Bitcoin ETF sẽ được niêm yết trên sàn BATS Global Markets.
Nếu không được xét duyệt dự án này phải tiếp tục cải tiến, khắc phục những vấn đề còn tồn đọng. Ngoài quỹ Bitcoin ETF của anh em nhà Winklevoss, thị trường còn đang mong chờ hai quỹ khác là Barry Sibert và SolidX Bitcoin Trust sẽ được niêm yết tại sàn chứng khoán New York nếu được SEC thông qua.
SEC vẫn chưa sẵn sàng phê duyệt quỹ Bitcoin ETF vì lý do bảo vệ người dùng và thị trường.
Khi một quỹ ETF muốn phát hành cổ phiếu mới của riêng quỹ, quỹ buộc phải chuyển sang một người nào đó gọi là người tham gia được ủy quyền hay AP để được giúp đỡ. AP là người chịu trách nhiệm mua các tài sản cơ bản mà một ETF muốn tham gia đầu tư. Để hoạt động AP này cần yêu cầu giấy phép từ một nhà cung cấp ETF và thường là các tổ chức tài chính có vốn hóa lớn.
Để tạo ETF cần ba bước:
Quy trình quy đổi ETF hoạt động ngược lại: Đầu tiên AP gửi cổ phiếu ETF mà họ muốn đổi nhà nhà cung cấp ETF và họ sẽ trả lại các tài sản cơ bản lại cho AP.
Vì ETF được giao dịch như chứng khoán nên giá trị của nó cũng sẽ biến động theo nhu cầu cung cầu của thị trường.
Trong nhiều trường hợp gái có thể cao hơn tài sản cơ bản, hay giá trị tài sản ròng NAV. Nếu tình huống này xảy ra, ETF sẽ được giao dịch với mức phí bảo hiểm, và ngược lại thì ETF sẽ được giao dịch với mức chiết khấu.
AP sẽ phân biệt phí bảo hiểm và chiết khấu để giá trị thị trường gắn kết với NAV.
Trong trường hợp ETF vượt qua NAV, AP sẽ mua một số tài sản cơ bản gửi cho nhà cung cấp ETF, và họ sẽ phát hành cổ phiếu mới cho AP. Ap sẽ được bán cổ phiếu này trên thị trường.
Nếu nhu cầu vẫn được cân bằng, nguồn cung cao hơn khiến giá ETF giảm và đưa nó quay lại NAV.
Trong trường hợp ETF thấp hơn NAV, AP sẽ mua một số cổ phiếu ETF và đổi chúng lấy các tài sản cơ bản. Sau đó AP bán các tài sản cơ bản với mức giá NAV để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận có thể được sử dụng để mua lại cổ phiếu ETF có giá trị hơn.
Sự sụt giảm nguồn cung, giả sử nhu cầu liên tục, sẽ làm tăng giá của ETF và đẩy nó về phía NAV.
Bitcoin ETF hoạt động tương tự các quỹ ETF đã mô tả, khác ở việc AP có thể tùy chọn gửi qua rổ tiền mặt hoặc Bitcoin. Bởi vì nhiều AP muốn mua Bitcoin hơn là giữ nó. Khi AP gửi một giỏ tiền mặt, nhà cung cấp ETF sẽ giao dịch tiền mặt cho Bitcoin. Và nhà cung cấp ETF sẽ trả lại các cổ phiếu có giá trị tương ứng, AP sẽ mất ít phí giao dịch hơn.
Ưu điểm:
Nhược điểm và sự lo ngại:
ETF thứ hai sẽ không giữ bất kỳ BTC nào. ETF sẽ bắt chước hiệu suất của BTC thông qua giao dịch hợp đồng tương lai, ứng dụng công cụ từ thị trường tiền tệ và đầu tư dưới dạng đào nhiều loại coin.
Ưu điểm: Không lo sợ rủi ro bảo mật khi nắm giữ BTC.
Nhược điểm và sự lo ngại:
SEC đã buộc phải rút hoặc trì hoãn việc phê duyệt mọi ETF Bitcoin. Trong một lá thư được viết bởi Dalia Blass vào tháng 1 năm 2018, SEC đã nêu lên những lý do cho nỗi sợ hãi của họ.
Mặc dù chưa được SEC thông qua, nhưng Bitcoin ETF đã được nhiều nhà đầu tư mong đợi. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) tin rằng cơ hội của một ETF bitcoin được phê duyệt vào năm 2019 lên tới “90% tại thời điểm này” trích dẫn thực tế là “thị trường tiền điện tử đã được kiểm duyệt và các nhà quản lý đã theo dõi vì sự thiếu kịch tính xung quanh hợp đồng tương lai bitcoin trên một số sàn giao dịch toàn cầu.” Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu được Bitcoin ETF là gì? Cơ hội cũng như rủi ro mà quỹ mang lại cho nhà đầu tư.
Những thông tin ở trên là tài liệu tham khảo. Mọi người đọc và chịu trách nhiệm với danh mục đầu tư của mình.
Group Chat Telegram : @icovietchat
Channel Telegram : @icovietchannel
Twitter : @icovietcom