Bài viết này ICOVIet cung cấp thông tin và phân tích chuyên sâu danh mục đầu tư của quỹ đầu tư a16z (Andreessen Horowitz)
Andreessen Horowitz, hay a16z, là một cái tên quỹ đầu tư có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn trong thị trường crypto. Không hề quá khi nói rằng đây là quỹ đầu tư crypto lớn nhất và hoạt động năng nổ nhất thị trường crypto hiện tại, với nhiều thương vụ đầu tư lớn cùng số tiền quỹ khủng đầu tư vào các dự án.
Vậy cụ thể Andreessen Horowitz hay a16z là quỹ đầu tư như thế nào? Portfolio của Andreessen Horowitz gồm những dự án nào? Phong cách đầu tư của Andreessen Horowitz ra sao? Cùng mình tìm hiểu tất tần tật về Andreessen Horowitz thông qua bài viết sau.
Andreessen Horowitz (hay a16z) là một quỹ đầu tư được thành lập từ năm 2009 bởi Marc Andreessen và Ben Horowitz. Đây là một quỹ đầu tư hoạt động ở Silicon Valley, California và tập trung đầu tư vào các startups công nghệ. Andreessen Horowitz đầu tư vào dự án trong các giai đoạn từ seed round tới các tận các stage Series A, B, C… A16Z đã đầu tư nhiều tỉ đô vào nhiều dự án và vào các quỹ khác nhau trong suốt thời gian 13 năm hoạt động.
Tôn chỉ hoạt động của Andreessen Horowitz là thấu hiểu vấn đề của startups – thấu hiểu các vấn đề của các founder khi vận hành một startups. Các general partners – hay các nhà vận hành quỹ của a16z – đều đã từng là các CEO, CTO của các công ty startups công nghệ nổi tiếng, nên quỹ đầu tư này rất hiểu các vấn đề của các startups họ đầu tư vào để hỗ trợ kịp thời.
Với tôn chỉ hoạt động như trên, tầm nhìn đầu tư của dự án là vô cùng dài hạn. Andreessen Horowitz bắt đầu hoạt động đầu tư vào crypto từ 2013, và với khởi đầu là một quỹ đầu tư (Venture Capital) chứ không phải quỹ đầu cơ, họ nhắm tới các khoản đầu tư với thời gian nắm giữ lớn hơn 10 năm.
Họ đầu tư vào các dự án crypto bất kể tình hình thị trường, bởi họ tin rằng dù ngắn hạn có diễn ra như thế nào thì thị trường vẫn sẽ phát triển trong dài hạn. Họ hỗ trợ các startups ở rất nhiều mặt khác nhau: chuyên môn về tuyển dụng, điều hành và kỹ thuật, các vấn đề luật pháp, truyền thông và tiếp thị, quản trị chung.
Họ không chỉ tập trung vào đầu tư ở một lĩnh vực cụ thể mà còn tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực trong thị trường crypto: Layer 1, DeFi, NFTs, gaming, DAOs, social tokens, decentralized social network, Web3, và cả các lĩnh vực mới thậm chí còn chưa có tên.
Andreessen Horowitz được thành lập bởi hai founder là Marc Andreessen và Ben Horowitz, và có một đội ngũ riêng để đầu tư vào thị trường crypto. Bởi vậy, trong phần tiếp theo, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu qua về Marc Andreessen, Ben Horowitz và 4 general partners – những người chịu trách nhiệm chính trong việc ra quyết định đầu tư của a16z crypto.
Marc Andreessen (tên đầy đủ là Marc Lowell Andreessen) sinh ngày 9/7/1971, được sinh ra ở Cedar Falls, Mỹ, và lớn lên tại New Lisbon, có bố mẹ đều làm trong các công ty ươm mầm phát triển doanh nghiệp.
Về sự nghiệp của Marc:
Các bạn có thể thấy Marc Andreessen đã rất thành công trong lĩnh vực đầu tư và startups công nghệ ngay từ những năm 2000, điều đó khiến vị thế của ông trong lĩnh vực đầu tư là rất tốt. Với vị thế tốt như vậy, ông dễ dàng dẫn dắt a16z lấn sân sang crypto từ sớm và là quỹ đầu tư lớn nhất, đi đầu trong thị trường.
Ben Horowitz (tên đầy đủ là Benjamin Abraham Horowitz) sinh ngày 13/6/1966, sinh ra ở London, Anh và lớn lên ở Berkeley, California.
Về sự nghiệp của Ben Horowitz:
Ali Yahya đã từng làm việc ở nhiều công ty công nghệ lớn như Google X và Google Brain dưới chức vụ là kĩ sư phát triển phần mềm, làm việc với các thuật toán để tương tác với robot và soạn thư viện AI mã nguồn mở cho Google, TensorFlow. Anh lần đầu tiên tìm hiểu về các báo cáo chính thức về Bitcoin vào năm 2010 khi đang tham gia nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Bảo mật Máy tính Stanford và đã theo dõi BTC kể từ đó. Tại a16z, anh làm việc sát sao với các dự án Layer 1 trong portfolio của quỹ như Dapper Labs và Flow, Compound, Avalanche, Near, Rally, and Dfinity.
Với lượng thời gian dài làm trong các công ty công nghệ như Google, và bắt đầu làm việc ở a16z và đầu tư crypto từ tháng 11/2017, Ali Yahya có nhiều kinh nghiệm không chỉ trong đầu tư crypto, mà cả về vấn đề kỹ thuật của các bên phát triển phần mềm, và đặc biệt tham gia sớm vào thị trường từ 2010.
Arianna Simpson là General Partner tại Andreessen Horowitz, nơi cô phụ trách đầu tư vào crypto. Trước khi gia nhập Andreessen Horowitz, Arianna đã thành lập Autonomous Partners, một quỹ đầu tư tập trung vào tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số. Cô cũng đã giúp thành lập Crystal Towers Capital vào năm 2015. Arianna trước đây đã dành thời gian làm việc với vai trò bán hàng và quản lý sản phẩm tại Facebook và BitGo, một công ty cung cấp giải pháp bảo mật cho doanh nghiệp với BTC và các loại tiền kỹ thuật số khác. Arianna có bằng kép về Chính trị Quốc tế và Tiếng Tây Ban Nha từ Schreyer Honors College tại Đại học Bang Penn. Cô lớn lên ở Milan, Ý.
Các bạn có thể thấy rằng, Arianna Simpson có rất nhiều kinh nghiệm làm việc ở các quỹ đầu tư khác nhau, từ các quỹ đầu tư trong ngành tài chính truyền thống lẫn đến cac quỹ đầu tư trong thị trường crypto. Có thể nói, cô là những người đầu tiên tham gia thị trường crypto, trên bio Twitter cô cũng ghi là “into crypto before it was cool” – hay có nghĩa là “tham gia vào crypto trước khi nó hấp dẫn”.
Chris Dixon là General Partner tại Andreessen Horowitz trong sáu năm qua, đầu tư vào các công ty từ giai đoạn seed đến các vòng sau. Trước đây, Chris là co-founder của hai startups là SiteCity và Hunch – hai công ty được McAfee và eBay mua lại. Trước khi làm việc tại Andreessen Horowitz, Chris cũng là đồng sáng lập Founder Collective, một quỹ đầu tư mạo hiểm đã thực hiện khoản đầu tư vào các công ty công nghệ khác nhau. Từ khi còn nhỏ, Chris đã bắt đầu lập trình và là một lập trình viên chuyên nghiệp sau khi hoàn thành học đại học, tại công ty giao dịch quyền chọn (option-trading firm) Arbitrade. Ông có bằng Cử nhân và Thạc sĩ Triết học tại Columbia và bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Harvard. Ngoài ra, Chris Dixon cũng có nhiều medium post và podcast giá trị, các bạn có thể tham khảo tại đây.
Có thể thấy, Chris Dixon là người có rất nhiều kinh nghiệm làm việc ở các quỹ đầu tư, cũng như làm việc ở nhiều startups thành công, thời còn trẻ anh cũng làm việc ở các công ty tài chính khác nhau. Bên cạnh đó, Chris Dixon cũng chia sẻ rất nhiều về các triết lý đầu tư và suy nghĩ của mình về thị trường, về các vấn đề như sự phi tập trung, NFTs, Web3… các bạn có thể tham khảo vừa để học hỏi vừa để hiểu thêm về con người này.
Kathryn Haun là General Partner tại Andreessen Horowitz. Trước đây, cô đã từng làm công tố viên liên bang tập trung vào tội phạm lừa đảo, tội phạm doanh nghiệp trên không gian mạng cùng với các cơ quan bao gồm SEC, FBI… trong gần một thập kỉ. Cô ấy đã thành lập đội đặc nhiệm điều tra các khiếu nại tiền điện tử đầu tiên của chính phủ, dẫn đầu các cuộc điều tra về nhiều vụ kiện đình đám trong thị trường. Katie phục vụ trong hội đồng quản trị của Coinbasevà HackerOne, đồng thời đã đầu tư và tư vấn cho các công ty startup công nghệ. Cô cũng có dạy một khóa học về quản lý tại Trường Stanford, về tội phạm mạng tại khoa Luật trường Stanford.
Các bạn có thể thấy rằng, quá khứ của Kathryn Haun chủ yếu là kinh nghiệm làm việc trong mảng luật, với việc tham gia nhiều thương vụ tranh chấp khác nhau, và khi quy định luật pháp về crypto còn chưa được hình thành rõ ràng như hiện tại, thì Kathryn Haun là một trong những người đi đầu trong vấn đề pháp lý của thị trường này.
Các bạn có thể xem qua portfolio của a16z qua hình bên trên. Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua một vài dự án nổi bật của từng Sector. Tất cả các dự án được nhắc đến dưới đây đều đã có bài viết cung cấp thông tin trên Coin98 Insights, các bạn quan tâm đến dự án nào thì có thể search tên dự án để tìm hiểu thêm nhé!
Các dự án Layer 1 được a16z đầu tư (ngoài Bitcoin và Ethereum) bao gồm: Avalanche, Celo, Chia, Difinity, Filecoin, Near, Oasis Network, Keep Network, Handshake, Helium.
⇒ Nhận xét: Ở các deal layer 1, a16z thường không phải là quỹ đầu tư tham gia từ các vòng gọi vốn quá sớm, họ thường tham gia từ vòng gọi vốn số 2, số 3. Tuy nhiên, mỗi khi tham gia thì họ luôn là người lead round đầu tư, vòng đầu tư thường có số tiền lớn và thể hiện sự trách nhiệm, sự “commit” của quỹ đối với dự án (tham gia đầu tư nhiều hơn một lần).
Thời điểm tham gia các vòng gọi vốn này của a16z cũng là trong năm 2017 tới năm 2020, và sang năm 2021 dường như họ không có thương vụ đầu tư Layer 1 nào. Điều này chứng tỏ rằng a16z đặt cược vào sự phát triển của các Layer 1 thay thế Ethereum từ khá sớm, và họ đã khá thành công trong việc đặt cược đó khi các Layer 1 phát triển nhanh và mạnh từ đầu năm 2021 tới giờ.
Thêm một đặc điểm nữa, là mối quan hệ của a16z và Polychain có vẻ khá thân thiết, khi nhiều thương vụ layer 1 hai quỹ này tham gia đều tham gia cùng nhau như Dfinity (2 round), Oasis Network, Avalanche, Solana, Celo… Mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về mối quan hệ của hai VCs này nếu có thêm thông tin chi tiết.
Các dự án về sàn giao dịch được a16z đầu tư bao gồm (bao gồm DEX, CEX, Derivatives):
⇒ Nhận xét: a16z không có nhiều thương vụ đầu tư vào mảng AMM DEX hay CEX hay Derivatives, chỉ đầu tư vào một số người đi đầu mảng như Uniswap hay dYdX.
Các dự án Stablecoin được a16z đầu tư bao gồm:
⇒ Nhận xét: Bên trên là 6 dự án stablecoin mà a16z đã đầu tư, trong số đó chỉ có một thương vụ thành công, một dự án thất bại và trả lại tiền cho các investors. Các thương vụ đầu tư cũng chủ yếu xảy ra vào năm 2021, trừ lần đầu đầu tư vào Trust Token năm 2018 và mua token MAKER của MakerDAO.
Các bạn cũng có thể thấy rằng, đầu tư vào các giải pháp stablecoin có vẻ không phải thế mạnh của a16z, khi đa số các giao thức họ đầu tư đang không có sự tăng trưởng tốt về thị phần, số stablecoin lưu thông trên thị trường hay lượng người dùng (trừ Angle Protocol mới launch chưa lâu nên chưa thể khẳng định, và MakerDAO đã thành công với stablecoin DAI).
Các dự án Lending/Yield Farming được a16z đầu tư bao gồm:
⇒ Nhận xét: Các bạn có thể thấy các thương vụ đầu tư của a16z vào các lending protocol không nhiều, tuy nhiên các thương vụ này có chất lượng tương đối cao với 2 protocol nằm trong top lending protocol trong thị trường là MakerDAO và Compound.
Chủ yếu thời gian đầu tư vào các thương vụ này là từ khi thị trường đang tương đối trì trệ vào những năm 2018-2019 (Compound và MakerDAO), và họ cũng không còn đầu tư nhiều vào mảng lending trong năm 2020, 2021, cho thấy tầm nhìn của a16z về mảng lending trong DeFi.
Các dự án được a16z đầu trong trong mảng cơ sở hạ tầng bao gồm:
⇒ Nhận xét: Các bạn có thể thấy các thương vụ đầu tư của a16z đều được công bố vào năm 2021, ở các Series A và B – khi mà các dự án đã bắt đầu đi vào hoạt động và đang bổ sung cơ sở hạ tầng. A16Z không phải những nhà đầu tư sớm vào các dự án này, nhưng đầu tư mạnh vào các vòng sau của các giải pháp Layer 2 này.
Các dự án NFT/ Metaverse/ Gaming được a16z đầu tư bao gồm nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, ở đây mình sẽ đề cập tất cả các dự án mình thu thập được nhưng chỉ phân tích một vài dự án tiêu biểu.
Các dự án được a16z đầu trong trong mảng NFT/Metaverse/Gaming bao gồm:
⇒ Nhận xét: Các bạn có thể thấy phần lớn các thương vụ đầu tư của a16z vào các dự án NFT/ Metaverse/ Gaming đều ở mức định giá dự án khá cao (OpenSea hai round Series A và B, Dapper Labs ở round có định giá 2 tỉ đô,…).
Ngoài Crypto Kitties, thì các dự án họ đầu tư đều ở round từ Series A trở đi (khi dự án đã thành hình, hoạt động ổn định và có doanh thu, và đầu tư để mở rộng dự án và tập khách hàng) và đầu tư trong năm 2021. Họ vẫn liên tục đầu tư vào các dự án NFT/ Gaming/ Metaverse mới từ năm 2021 cho tới thời điểm hiện tại. Điều này càng củng cố cho luận điểm đầu tư dài hạn của a16z, bởi họ thực sự tin tưởng vào tiềm năng của dự án và mass adoption của mảng này, do nếu họ chỉ đầu tư đầu tư ngắn hạn, vì việc tiếp tục đầu tư mạnh khi “circle crypto” đã đang dần kết thúc sẽ không có ý nghĩa về mặt lợi nhuận.
Các dự án được a16z đầu trong trong mảng cơ sở hạ tầng và data bao gồm:
⇒ Nhận xét: Các dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng và dữ liệu được a16z đầu tư nhiều và rải đều suốt hành trình đầu tư của họ, và các thương vụ cũng ngày càng lớn, với đỉnh điểm là thương vụ đầu tư Alchemy vừa rồi. Đây là một mảng lớn và cần sự cải tiến liên tục, nên họ vẫn luôn rải đều và đầu tư cơ sở hạ tầng trong suốt thời gian vừa rồi.
Nhìn vào portfolio của a16z, các bạn có thể thấy những đặc điểm sau qua danh mục đầu tư của a16z:
Top 5 dự án có Token đạt hiệu suất tốt nhất (giá ATH so với ATL) là:
Top 5 Top 5 dự án có Token đạt hiệu suất tốt nhất tính từ đầu năm 2021 là:
Từ đầu năm 2021 tới hiện tại, Andreessen Horowitz đầu tư vào rất nhiều thương vụ, nằm trong nhiều mảng khác nhau. Nhưng như các bạn có thể thấy, họ dành khá nhiều sự quan tâm dành cho các dự án trong mảng NFT/ Gaming/ Metaverse với nhiều dự án có số tiền raise lớn, và nhiều dự án cơ sở hạ tầng, data và giải pháp layer 2 cho Ethereum.
Phần lớn các deal được a16z công bố vào thời gian 3 tháng trở lại đây đều gia tăng mạnh cả về số lượng và số tiền đầu tư dự án. Với sự bùng nổ của NFT/ Gaming và Metaverse, 5/9 dự án họ đầu tư trong tháng 11/2021 thuộc mảng này, 4 dự án trong mảng cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Do đó, các bạn cũng có thể thấy sự quan tâm đặc biệt của họ về mảng này trong thời gian gần đây, từ đó để ý các dự án họ đầu tư nói chung và để ý mảng họ đầu tư nhiều nói riêng để tìm cơ hội cho riêng mình.
a16z có mối liên hệ tương đối mật thiết với Polychain như mình đã đề cập bên trên, khi hai VCs này thường xuyên cùng nhau đầu tư vào nhiều dự án Layer 1 khác nhau, trong cùng round fundraising của dự án (Dfinity, Oasis Network, Avalanche, Celo…)
Ngoài ra, a16z cũng đầu tư vào Polychain Capital để để tận dụng thế mạnh của riêng quỹ đầu tư này.
a16z cũng có mối quan hệ khá mật thiết với Coinbase Ventures. Là một quỹ đầu tư sớm vào Coinbase, a16z có tương đối nhiều thương vụ đầu tư có sự tham gia của Coinbase Ventures.
Trên đây là tổng quan về Portfolio và một số nhận định về xu hướng đầu tư của a16z, nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến nào khác, hãy comment trong group telegram của ICOViet để cùng thảo luận và có câu trả lời chính xác.