Tulip Protocol và TULIP Coin là gì? Cùng ICOViet tìm hiểu về điểm nổi bật của dự án Tulip Protocol và thông tin tokenomics của TULIP token trong bài viết dưới đây.
Tulip Protocol là nền tảng Yield Aggregator đầu tiên xây dựng trên Solana với chiến lược tự động cộng dồn để tối ưu hóa lợi nhuận từ các vaults (tạm dịch: kho an toàn) cho nhà đầu tư.
Dapps của Tulip Protocol được thiết kế để có thể tận dụng lợi thế về công nghệ của Solana, như: Phí giao dịch thấp, độ hiệu quả cao để hỗ trợ cho những chiến lược Vaults được cộng dồn thường xuyên hơn.
Điều này cho phép stakers có được nhiều lợi ích hơn với Annual Percentage Yield (APY) tức là lợi nhuận hằng năm cao mà không cần trực tiếp can thiệp vào hoạt động yield farming (canh tác ra lợi nhuận).
Tulip Protocol hiện tại đang cung cấp 3 dạng sản phẩm, bao gồm:
Dành cho các bạn chưa biết, thì tiền thân của Tulip Protocol là SolFarm, dự án đã đổi tên vào ngày 15/10/2021 nhằm định vị lại thương hiệu trùng với token TULIP của mình
Lưu ý: Mình xin nhấn mạnh với các bạn rằng Farming là một hoạt động “skin in the game” có rủi ro (chẳng hạn như rủi ro Impermanent Loss – tạm dịch: thua lỗ tạm thời do biến động giá) nên các bạn hết sức lưu ý và lên chiến lược quản trị rủi ro.
Giao diện web của Tulip Protocol: https://tulip.garden/
Như đã đề cập ở trên Farming là hoạt động có tiềm ẩn nguy cơ, mình sẽ cho các bạn xem qua bảng so sánh rủi ro của từ các dịch vụ Tulip Protocol cung cấp. Qua đó, các bạn sẽ đánh giá chính xác và lựa chọn hợp lý hơn tùy vào khẩu vị rủi ro của các bạn.
Với dịch vụ lending, các bạn sẽ gửi tài sản của mình (tài sản đơn – tức là không theo cặp) vào và nhận lợi nhuận từ việc cho người khác vay. Cụ thể ở đây là những người vay tiền từ sản phẩm Leverage Yield Farming của Tulip Protocol. Dịch vụ này được cho là ít rủi ro nhất cho các nhà đầu tư.
Lending trên Tulip Protocol có điểm đặc biệt là tài sản các bạn deposits vào pool thanh khoản cho vay sẽ tạo ra các tuTokens và các tokens này sẽ có thể được dùng để thế chấp trong tương lai khi phiên bản V2 của Tulip Protocol ra mắt. tuTokens sẽ đại diện cho cổ phần của các bạn gửi vào pools và được xem như biên nhận tài sản đã deposit.
Ngoài ra, vì tiền của các bạn sẽ được đem cho người dùng dịch vụ LYF vay nên khi vị thế của những người này bị thanh lý, 5% của tỉ lệ thanh lý sẽ được sung vào quỹ bảo hiểm, phòng trường hợp “thiên nga đen” để bảo vệ những các bạn đã cho vay.
Theo quan điểm cá nhân, hoạt động này được cho là ít rủi ro nhất vì:
Tại đây, các bạn sẽ gửi tài sản (dưới dạng cặp để tạo thanh khoản) vào các Vaults và Tulip Protocol sẽ đem tài sản đi farming giúp các bạn. Có điểm khác biệt là Tulip Protocol có cơ chế auto-compounding (tức là tự động cộng dồn), nghĩa là khi farming trên Tulip Protocol, các bạn sẽ có tỉ lệ lợi nhuận tốt hơn.
Ví dụ:
các bạn deposit cặp thanh khoản RAY/USDC vào vaults và muốn farm cặp này. Tỉ lệ lợi nhuận hằng năm trả về (APY) giả sử là 50% trên Raydium và 70% trên SolFarm.
Lí do tỉ lệ APY của Tulip Protocol sẽ luôn cao và hấp dẫn hơn vì cơ chế auto-compounding sẽ tự cộng dồn 2 hệ số: Lợi nhuận của các bạn vừa nhận và số vốn ban đầu, rồi dùng số vốn (đã được cộng dồn này) đi farm tiếp để sinh lời.
Mức độ rủi ro của dịch vụ Vaults được cho là trung bình (nghĩa là cao hơn so với hình thức Lending).
Những các bạn sử dụng dịch vụ LYF sẽ đi mượn tiền từ các Lenders trong chính Tulip Protocol. Hình thức thì cũng tương tự như farming trên Vaults. Tức là thay vì chỉ farming dựa trên số vốn ban đầu, anh sẽ được mượn tiền để có thể sử dụng đòn bẩy nhằm khuếch đại thêm lợi nhuận cho mình.
Tuy nhiên, lợi nhuận cao sẽ luôn đi kèm với rủi ro cao, rủi ro bị thanh lí vị thế được cho là có độ nguy hiểm lớn nhất trong ba dịch vụ của Tulip Protocol.
Dự án Tulip Protocol sẽ công bố Tokenomics trong quý 04/2021, đội ngũ ICOViet sẽ cập nhật đến các bạn ngay sau khi có thông tin.
Updating…
Updating…
Updating…
Hiện các bạn đã có thể giao dịch mua bán TULIP ngay trên trên các sàn như gate.io, FTX, AEX, Raydium…
TULIP là token thuộc SPL, nên sẽ được lưu trữ trên các ví có tiêu chuẩn này.
Gate.io, FTX, AEX, Raydium…
Đội ngũ dự án Tulip Protocol bao gồm 6 người với những chuyên môn nhất định trong vai trò của mình. Nổi bật nhất là:
Updating…
Tulip Protocol hiện đang hợp tác với các đối tác khá nổi tiếng như sàn FTX, Coin98 Wallet và nhiều đối tác khác.
Các dự án tương tự như Tulip Protocol về các cơ chế:
Thị trường DeFi đang trên đà phát triển và ngày càng thu hút được dòng vốn lớn, bởi một phần công sức đến từ các dự án về Yield farming hoặc nôm na là tối ưu hoá lợi nhuận. Từ đó, những nhà đầu tư có thêm động lực từ việc cung cấp thanh khoản, cơ hội sẽ là rất lớn dành cho các mảnh ghép về Yield Farming hay cụ thể hơn là Yield Aggregators như Tulip Protocol.
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin và không phải là một lời khuyên đầu tư. Hy vọng các bạn có thể dựa vào nó để tự ra quyết định đầu tư cho chính mình. Chúc các bạn x5 x10 đều tay từ thị trường siêu lợi nhuận này.