Token Allocation hay Phân bổ Token cho ta biết được tỷ lệ phân bổ token giữa các nhóm Stakeholder (nhóm có liên quan) có hợp lý hay chưa, cũng như sự tác động của chúng đến tổng quan dự án, qua đó cho ta dự đoán xem có nên hay không nên đầu tư vào một dự án.
Token trong phần này sẽ dành riêng cho đội ngũ devs của dự án.
Trong phần này bao gồm lượng token của những thành viên chủ chốt, mang giá trị cho dự án như founder, developer, marketer, advisor… 20% là con số tốt nhất cho phần này.
Đây đơn giản sẽ là kho dự trữ của dự án để phát triển các tính năng mới hoặc sản phẩm cho tương lai của dự án. Về định lượng, nó không hề có quy ước cụ thể mà sẽ dao động từ 20-40% tổng cung token của một dự án.
Đây là khoản phân bố token được xuất hiện nhiều trong một số dự án gần đây. Liquidity Mining được hiểu là số token rewards cho những users cung cấp thanh khoản cho các giao dịch DeFi. Hiểu ngắn gọn, khi bạn đầu tư đủ số lượng yêu cầu, bạn sẽ được claim số lượng token phần thưởng theo quy định của team dự án.
Vd: Dự án ETH FanToken…
Seed/ Private/ Public sale là lượng token được sử dụng cho các đợt mở bán token nhằm mục đích huy động vốn (phát triển sản phẩm hoặc chỉ…để đó).
Một dự án thông thường sẽ có ba đợt mở bán là Seed sale, Private sale và Public sale.
Team devs của dự án sẽ airdrop cho users một phần nhỏ token của dự án để thu hút lượng người quan tâm hoặc mua token dự án. Đây đơn giản là một hình thức marketing cho dự án với tỷ lệ từ 1-2% tổng cung token.
Trước đây, để nhận được Airdrop, các bạn chỉ cần thức hiện các thao tác đơn giản như share bài, like, follow, retweet hoặc tham gia các chương trình airdrop trên các website nổi tiếng như Coingecko, Coinmarketcap…
Tuy nhiên, với sự tăng trưởng quá nhanh của người dùng, dẫn đến tỉ lệ trúng airdrop cực kì thấp, mà nếu có trúng thì số lượng cũng chẳng “bõ kẽ răng”.
Sau đó, một vài dự án AMM lại sử dụng hình thức mới là Retroactive để reward cho người dùng. Bạn sẽ trở thành người dùng thử các sản phẩm của họ, sau đó phản hồi (phản hồi càng tích cực càng tốt) và nhận về phần thưởng. Vd một vài Retroactive nổi tiếng như Uniswap, 1Inch, dydx…với phần thưởng lên tới vài ngàn thậm chí gấp 3, 4 lần con số trên, trong khi bạn chỉ cần sử dụng một vài thao tác để swap token, tạo ra hoạt động cho dự án và feedback lỗi.
Do sự hấp dẫn của Retroactive với phần thưởng quá lớn như vậy, dần dần xu hướng này trở nên nghiêm túc và nhận được sự quan tâm cực gắt từ người dùng với sự cạnh tranh ngày càng cao.
Other Allocations (Phân bổ Token khác)
Mỗi dự án sẽ có một phần phân bổ token cho một trường hợp cụ thể, đi theo quá trình hình thành và phát triển. Phần Allocation đó có thể được dành cho Strategic Parnership, Marketing activities…Tỷ trọng của phần này tương đối nhỏ và đã có thể nằm trong mục dữ trữ ban đầu.
Trong đó:
Để giải thích điều này, trước đây một dự án cần có nguồn vốn để phát triển trong khi token mới của dự án chưa được ứng dụng trong bất kì hệ sinh thái nào.
Còn trong thời điểm bây giờ, đã có nhiều quỹ đầu tư lớn xuất hiện và chủ động tìm kiếm các dự án tốt để đầu tư, dẫn đến sự liên kết mạnh và làm cho token mới có thể được ứng dụng ngay trong nền tảng. Do làm tỷ trọng của Insider và Foundation sẽ chiếm phần lớn.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn có thể nắm rõ hơn để phân biệt được các dự án thật sự quan tâm đến người dùng hay chỉ sinh ra để “hốt bạc”. Tóm gọn các ý trong bài này: