SHA-256 là một trong những thuật ngữ lâu đởi và có tính phát triển đồng hành theo thời gian cùng công nghệ blockchain. Vậy SHA-256 là gì? Hãy cùng ICOViet tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
SHA là viết tắt của Secure Hash Algorithm nghĩa là Thuật toán Băm An toàn. Nó gồm 5 thuật toán được chấp nhận bởi FIPS và chúng được dùng để chuyển đoạn dữ liệu nhất định thành đoạn dữ liệu có độ dài không đổi và riêng biệt nhau. 5 thuật toán kể trên bao gồm:
SHA-1, SHA-224, SHA-256, SHA-384, SHA-512
Ngoài SHA-1 có chiều dài 160 bit thì các thuật có còn lại có chiều dài đúng với số kèm theo như SHA-224 thì trả lại kết quả 224 bit
Những thuật toán này được thêm vào danh sách an toàn bởi vì chúng được xây dựng theo chuẩn mực FIPS 180-2.
Trong các thuật toán thì SHA-256 được biết đến rộng rãi hơn nhưng thuật toán còn lại. SHA-256 là thuật toán băm 256 bit dùng để tạo ra các hàm băm riêng biệt và không thể đảo được.
SHA-256 là gì
Theo lịch sử thì SHA-256 là nhánh con của SHA-256. Nhưng do được sử dụng nhiều trong mạng lưới Bitcoin nên SHA-256 phổ biến hơn, các tính năng nổi bật của SHA-256 gồm:
Cơ chế đồng thuận Proof of Work sẽ khai thác và sử dụng SHA-256.
SHA-256 còn được sử dụng trong việc tạo địa chỉ Bitcoin giúp tăng bảo mật và an ninh hơn.
Về hình thức hoạt động, SHA-256 tạo ra một hàm băm riêng biệt 256 bit. Một chuỗi băm khi được tạo ra sẽ nhất quán và không thể tính toán trở lại. Do đó, hàm băm sẽ phù hợp cho việc khai thác bằng xác thực, chống làm giả, xác nhận mật khẩu, chữ ký điện tử.
SHA-256 là một trong những hàm băm an toàn nhất trên thị trường. Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu các cơ quan của mình bảo vệ một số thông tin nhạy cảm bằng SHA-256. Chúng ta biết rằng nó được xây dựng với cấu trúc Merkle-Damgård và có nguồn gốc từ chức năng nén một chiều một mật mã khối chuyên dụng.
2 thuộc tính giúp SHA-256 trở nên an toàn. Đầu tiên, hầu như không thể tạo lại dữ liệu ban đầu từ giá trị băm. Một cuộc tấn công brute-force sẽ cần thực hiện 2256 lần để tạo dữ liệu ban đầu. Thứ hai, việc có hai thông báo có cùng giá trị băm (được gọi là xung đột) là cực kỳ khó xảy ra. Với 2 256 giá trị băm thì khả năng hai ký tự giống nhau là vô cùng nhỏ, không thể tưởng tượng được.
Xác thực và lưu trữ giao dịch: Đây là ứng dụng làm cho SHA-256 trở nên phổ biến ở thời điểm hiện tại. Hệ thống giao dịch sử dụng SHA-256 để xác thực các giao dịch và lưu trữ những biến động theo thời gian.
Xác minh chữ ký: Nó dựa trên phương pháp mã hóa đối xứng để xác thực một dữ liệu nào đó. Nếu dự liệu khớp xác thực với với dữ liệu nạp vào thì được thông qua.
Băm mật khẩu (Password Hashing): Đây là một trong những ứng dụng hữu ích và tính thực tiễn khá của SHA-256. Các dữ liệu mật khẩu nên dùng hàm băm vì 2 lý do: Giảm tải cơ sở dữ liệu và tăng tính an toàn bảo mật.
Ứng dụng băm mật khẩu sùa SHA-256
Kiểm tra tính toàn vẹn: Thuật toán giúp duy trì mọi dữ liệu của tệp đồng thời đảm bảo chúng không bị thay đổi khi chuyển tiếp.
Tuy là một nhánh của SHA-2 nhưng SHA-256 lại thành công hơn và được biết đến rộng rãi hơn. Ngoài ra SHA-256 còn là một thuật toán góp phần to lớn vào sự phát triển của Bitcoin cũng như công nghệ Blockchain tới thời điểm hiện tại. Trong tương lai thì nghệ sẽ ngày càng tân tiến hơn, những thuật toán mới sẽ thay thế những thuật toàn cũ. Bài viến trên đã truyền tải tổng quát về thuật ngữ SHA-256. Nếu anh em cảm thấy bài viết này hữu ích hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới để thảo luận cùng ICOViet nhé! Anh em lưu ý đây không phải là lời khuyên đầu tư, nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định.
Hãy tham gia kênh, nhóm của ICOViet để có thể cập nhật liên tục thông tin từ thị trường nhé:
Những thông tin ở trên là tài liệu tham khảo. Mọi người đọc và chịu trách nhiệm với danh mục đầu tư của mình.
Group Chat Telegram : @icovietchat
Channel Telegram : @icovietchannel
Twitter : @icovietcom