Trong bài viết này, ICOViet xin gửi đến anh chị em một bộ phận rất quan trọng và hiệu quả nằm trong chỉ báo MACD mà nhiều nhà giao dịch hay bỏ qua. Đó là MACD Histogram. Anh chị em cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ MACD Histogram là gì nhé!
MACD Histogram là một chỉ báo kỹ thuật nằm trong chỉ báo MACD. MACD Histogram là một biểu đồ đo lường khoảng cách giữa đường tín hiệu và đường MACD.
MACD Histogram là gì
MACD Histogram là một chỉ báo dao động trên đường 0. Thông thường, chỉ báo MACD sẽ đưa ra tín hiệu với một độ trễ nhất định, do đó MACD Histogram được tạo ra nhằm để dự đoán đường MACD.
Các nhà giao dịch sử dụng biểu đồ MACD để xác định sự đảo ngược xu hướng và sự dao động giá. Khi biểu đồ dương (nghĩa là trên đường cơ sở), điều đó có nghĩa là MACD cao hơn mức trung bình chín nến của nó và cho thấy đà tăng gần đây. Khi biểu đồ nằm dưới đường cơ sở, MACD thấp hơn mức trung bình 9 nến của nó.
Các số 0 trong biểu đồ MACD xảy ra khi đường MACD cắt hướng lên đường tín hiệu (thường được coi là tín hiệu mua) hoặc hướng xuống đường tín hiệu (tín hiệu bán). Các đỉnh và đáy trong biểu đồ cho biết khi đà giảm hoặc tăng đang mất dần sức mạnh.
Tuy nhiên, phân tích MACD Histogram không đơn giản như tìm kiếm các điểm giao nhau trên biểu đồ. Các chuyên gia phân tích kỹ thuật thường xem xét một loạt các chỉ số khác chẳng hạn như khối lượng và chỉ báo sức mạnh tương đối để giúp đưa ra tín hiệu chính xác hơn.
Bước 1: Chọn một đồng tiền điện tử bất kỳ mà bạn muốn phân tích.
Bước 1
Bước 2: Chọn công cụ các chỉ báo & chiến lược.
Bước 2
Bước 3: Gõ MACD Histogram và chọn chỉ báo bạn thích.
Bước 3
Sau khi đã cài đặt xong thì dưới đây là 4 cách kiếm tiền với chỉ báo MACD Histogram.
Buy/long: Nếu thấy tín hiệu thanh sau cao hơn thanh trước và độ dốc ngày càng nhiều thì đây là tín hiệu xu hướng tăng của thị trường. Lúc này bạn có thể tìm vị thế rồi vào lệnh buy/long.
Sell/Short: Ngược lại, nếu thấy tín hiệu thanh sau thấp hơn thanh trước và độ dốc ngày càng giảm thì đây là tín hiệu xu hướng giảm của thị trường. Lúc này bạn có thể tìm vị thế rồi vào lệnh sell/short.
Hình dưới đây cho thấy đường MACD tạo ra 2 đáy có đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng MACD lại tạo 2 đáy có đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là tín hiệu phân kỳ thường.
Sau đó khi tín hiệu phân kỳ giảm trên biểu đồ ARO (Aeropostale) nghĩa là tạo ra những đỉnh thấp hơn MACD Histogram. Do đó, MACD Histogram sẽ cắt xuống đường trung tâm và báo hiệu một đợt giảm mạnh sắp đến. Lúc này ta có thể vào vị thế sell/short.
Hình hiển thị dưới đây là ví dụ trong phân kỳ xiên:
Tín hiệu trong thời gian 26/6 đến 8/7 là một phân kỳ tăng giá nhưng nhận thấy là đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng MACD Histogram lại cho ra đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là tín hiệu phân kỳ xiên cho thấy một đợt tăng giá sắp xuất hiện, bạn có thể vào lệnh buy/long khi thấy tín hiệu này.
Mặc dù MACD Histogram là một phần của MACD nhưng vì có những tính năng nổi bật nên ICOViet muốn thông qua bài viết này để truyền tải nhiều thông tin về MACD Histogram hơn và cách kiếm tiền từ chỉ báo. Nếu bạn thấy chỉ báo này hợp với phong cách của bạn thì hãy thử áp dụng và kiếm tiền nhé. Nếu anh em cảm thấy bài viết này hữu ích hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới để thảo luận cùng ICOViet nhé! Anh em lưu ý đây không phải là lời khuyên đầu tư, nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định.
Hãy tham gia kênh, nhóm của ICOViet để có thể cập nhật liên tục thông tin từ thị trường nhé: