Ở bài trước, chúng ta đã biết được các chỉ báo đường MA trong phân tích kỹ thuật, nếu chưa xem các bạn có thể xem ở đây. Ở bài này, ICOViet sẽ đưa ra các thông tin về MACD – một chỉ báo không kém phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Vậy đường MACD là gì? Hãy xem bài viết dưới đây nhé.
MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence. Trong thị trường Crypto, MACD mang nghĩa là đường trung bình động hội tụ/ phân kỳ. MACD là một chỉ báo giúp ta tìm được các tín hiệu giúp xác định lực mạnh hay yếu và xu hướng qua 2 yếu tố chính là hội tụ và phân kỳ. MACD là một đường chỉ báo do Gerald Appel tạo ra những cuối thập niên 70 dựa trên các dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ để xác định xu hướng giá.
Đường MACD là gì? MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence
MACD là chỉ báo khá phức tạp gồm 4 thành phần khác nhau. Mỗi thành phần đều mang lại những đặc điểm và tính chất riêng:
4 thành phần trong MACD
Ngoài ra, MACD được tính bằng hiệu của EMA 12 và EMA 26, đường tính hiệu sẽ bằng đường EMA 9 và Histogram sẽ bằng MACD trừ đường tín hiệu.
MACD là một chỉ bảo quan trọng trong phân tích kỹ thuật nói chung và phân tích xu hướng giá nói riêng, vì vậy nếu các nhà đầu tư hiểu rõ ý nghĩa của MACD sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra quyết định mua/bán: MACD có 2 ý nghĩa chính:
Sau đây là các bước cài đặt đường MACD cơ bản trên TradingView:
Bước 1: Chọn một đồng tiền điện tử bất kỳ mà bạn muốn phân tích.
Bước 1
Bước 2: Chọn công cụ các chỉ báo & chiến lược.
Bước 2
Bước 3: Gõ MACD và tìm chỉ báo bạn muốn sử dụng.
Bước 3
Sau khi đã cài đặt xong, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng MACD hiệu quả. Trong thị trường tài chính nói chung và Crypto nói riêng, chỉ bảo MACD được xem là công cụ rất khó sử dụng, nhưng các nhà đầu tư nếu nắm rõ được cách thức hoạt động sẽ mang lại những quyết định đầu tư có hiệu quả cao.
– Khi đường MACD chạm và cắt nhau với đường tín hiệu và có hướng từ dưới lên trên đường 0 thì đây là tín hiệu nhận biết xu hướng giá có thể tăng giá thị trường, các nhà đầu tư có thể vào lệnh buy/long.
– Trong trường hợp ngược lại, khi đường MACD chạm và cắt nhau với đường tín hiệu có hướng từ trên xuống đường 0 thì đây là tín hiệu cho biết xu hướng giá có thể sắp giảm của thị trường, các nhà giao dịch có thể vào lệnh sell/short.
Giao dịch khi MACD và đường tín hiệu cắt nhau
Khi các nhà đầu tư nhận thấy Histogram nếu chuyển từ + sang – thì đây là tín hiệu cho biết xu hướng giá có thể sẽ giảm, các nhà đầu tư có thể vào lệnh sell/short.
Ngược lại, khi các nhà đầu tư nhận thấy Histogram nếu chuyển từ – sang + thì đây là tín hiệu cho biết xu hướng giá có thể sẽ tăng, các nhà đầu tư có thể vào lệnh buy/long.
Ví dụ: Trong Histogram thì tại vị trí các vạch màu cam sẽ là điểm chuyển đổi xu hướng. Nếu MACD chuyển từ xanh sang đỏ thì có thể vào lệnh sell/short và ngược lại chuyển từ đỏ sang xanh thì có thể vào lệnh buy/long.
Khi các nhà đầu tư nhận thấy MACD chuyển từ – sang +, hoặc đường 0 và đường MACD cắt nhau theo hướng từ dưới lên trên thì đây là tín hiệu xu hướng giá có thể tăng, các nhà đầu tư nên vào lệnh buy/long.
Ngược lại, khi các nhà đầu tư nhận thấy MACD chuyển từ + sang -, hoặc đường 0 và đường MACD cắt nhau theo hướng từ trên xuống dưới thì đây là tín hiệu xu hướng giá có thể giảm, các nhà đầu tư nên vào lệnh sell/short.
Như đã nói ở phần đầu, MACD có thể áp dụng được nhiều khung thời gian. Vì vậy trong phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng D1 để xác định xu hướng và H1, H4 để tìm điểm vào lệnh:
Ở khung thời gian D1, nếu đường MACD cắt với đường tín hiệu theo hướng thì dưới lên thì đây là tín hiệu nhận biết xu hướng tăng. Sau đó ta xem khung H1 hoặc H4, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu theo hướng thì dưới lên thì đây là điểm vào lệnh, các nhà đầu tư có thể vào lệnh buy/long
Ngược lại, Nếu MACD cắt với đường tín hiệu theo hướng thì trên xuống ở khung thời gian D1 thì đây là tín hiệu nhận biết xu hướng giảm. Sau đó ta xem khung H1 hoặc H4, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống thì đây là điểm vào lệnh, các nhà đầu tư có thể vào lệnh sell/short.
Với phương pháp này, bạn sẽ vào lệnh thì thỏa mãn 3 yếu tố sau:
Tại khung lớn như D1 hoặc các khung lớn hơn, bạn xác định được xu hướng đang tăng hay giảm của giá.
Tại khung nhỏ như H4,H1,… Nếu bạn thấy có tín hiệu giá đang tạo phân kỳ hoặc hội tụ
Tại các đường Histogram bắt đầu chuyển từ – sang + hoặc ngược lại.
MACD phân kỳ và hội tụ
Ví dụ để dễ hiểu hơn:
Quan sát biểu đồ trên, nhận thấy giá trên khung lớn có xu hướng tăng nhưng chúng ta vẫn chưa thấy nó tạo đỉnh. Nếu muốn tìm điểm vào lệnh thì cần dựa vào khung thời gian nhỏ hơn như H4.
Tại khung thời gian H4, phân kỳ được hình thành và ở chính tại điểm phân kỳ này thì đường Histogram đã chuyển từ + sang – đây là tín hiệu giá sắp giảm sâu. Việc của các nhà đầu tư là canh vị thế đẹp và bắt đáy.
MACD là một công cụ gần như hoàn hảo trong phân tích kỹ thuật với độ khó tương đương. Nếu các nhà đầu tư có thể thành thạo MACD thì sẽ kiếm được kha khá lợi nhuận từ Crypto. Qua bài viết, ICOViet đã cung cấp thông tin tổng quan về đường MACD.
Nếu anh em cảm thấy bài viết này hữu ích hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới để thảo luận cùng ICOViet nhé! Anh em lưu ý đây không phải là lời khuyên đầu tư, nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định.
Hãy tham gia kênh, nhóm của ICOViet để có thể cập nhật liên tục thông tin từ thị trường nhé: